Chú thích Cao_Văn_Viên

  1. Do Thân phụ làm Công chức cho Chính quyền Thuộc địa Pháp và được cử đi tùng sự tại Lào, nên tướng Cao Văn Viên được sinh ra ở đây.
  2. Tướng Cao Văn Viên có ba lần phục vụ ở Bộ Tổng Tham mưu:
    - Lần thứ nhất: Thiếu tá Trưởng phòng 4 (1955).
    - Lần thứ hai: Thiếu tướng Tham mưu trưởng (1964).
    - Lần thứ ba: Trung tướng, Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng (1965-1975).
  3. Ông sinh ở Vientiane (còn gọi theo phiên âm là Viên Chăn hoặc theo Hán-việt là Vạn Tượng), nên thân phụ ông lấy chữ Viên để đặt tên cho ông.
  4. Nguyên quán của tướng Cao Văn Viên ở miền Bắc Việt Nam.
  5. Trường Võ bị Cap Saint Jacques là hậu thân của trường Sĩ quan Nước Ngọt, về sau cải danh thành trường Võ bị Địa phương Nam Việt.
  6. Cùng tốt nghiệp khóa sĩ quan với tướng Cao Văn Viên ở trường Võ bị Địa phương Nam Việt năm 1949, sau này đều là sĩ quan cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa:
    * Cấp tướng:
    - Trung tướng Nguyễn Chánh Thi
    - Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh.
    * Cấp Đại tá:
    - Huỳnh Văn Tư (sau cùng là Quân trấn trưởng Sài Gòn-Gia Định)
    - Nguyễn Văn Đầy
    - Nguyễn Văn Ngưu (sinh năm 1920 tại Mỹ Tho. Sau cùng là Tỉnh trưởng Long An. Giải ngũ năm 1970, đắc cử Thượng nghị sĩ trong Quốc hội Lưỡng viện Việt Nam Cộng hòa).
    - Nguyễn Văn Ưng (sinh năm 1918 tại Bình Dương. Sau cùng là Trưởng ban Thanh tra của Tổng cục Quân huấn. Giải ngũ năm 1974).
    - Trần Văn Xội (sinh năm 1915 tại Nam Vang, Cam Bốt. Sau cùng là Cục trưởng Cục Quân vận. Giải ngũ năm 1972).
  7. Tiền thân của trường Đại học Quân sự, rồi trường Chỉ huy Tham mưu sau này.
  8. Năm 1956 là Đại tá Quân trấn trưởng Sài Gòn-Chợ Lớn. Giải ngũ năm 1963.
  9. Là lớp thứ 2 niên khóa 1956-1957 thụ huấn 42 tuần, khóa này có 7 sĩ quan người Việt được Đại học Quân sự Hoa Kỳ thu nhận gồm có:
    - Thiếu tá Cao Văn Viên
    - Thiếu tá Bùi Đình Đạm
    - Thiếu tá Trần Thanh Chiêu (tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt, năm 1972 là Đại tá Tư lệnh phó Sư đoàn 22 Bộ binh).
    - Thiếu tá Trương văn Chương (năm 1963 là Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, giải ngũ năm 1965).
    - Thiếu tá Huỳnh Văn Khương (về sau giải ngũ ở cấp Đại tá).
    - Thiếu tá Nguyễn Vĩnh Xuân (tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, sau cùng là Đại tá Trưởng khối Giảng huấn ở trường Cao đẳng Quốc phòng).
    - Thiếu tá Ngô Thanh Tùng (tốt nghiệp khóa 4 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Đệ nhất Tham vụ Sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ).
  10. Lâm Vĩnh Thế, Nhóm tướng trẻ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào giai đoạn 1964-1965.
  11. Trung tướng Trần Ngọc Tám được chuyển về Trung ương giữ chức vụ Tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân.
  12. Hải quân Đại tá Trần Văn Phấn (sinh năm 1926, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Hải quân Nha Trang. Tư lệnh Hải quân (1966). Giải ngũ năm 1967).
  13. Đại tá Phạm Bá Hoa sinh năm 1930 tại Sóc Trăng, tốt nghiệp khóa 5 Vì Dân trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Sau cùng giữ chức vụ Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp vận.
  14. Đại tá Nguyễn Kỳ Nguyện sinh năm 1932 tại Định Tường, tốt nghiệp khóa 3 Võ khoa Thủ Đức
  15. Ngoài chức vụ Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Trung tướng Đồng Văn Khuyên còn đảm trách chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận
  16. Đại tá Lại Đức Chuẩn sinh năm 1928 tại Thái Bình, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt
  17. Đại tá Hoàng Ngọc Lung sinh năm 1932 tại Thái Bình, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định
  18. Đại tá Lê Ngọc Định, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định
  19. Đại tá Lê Hữu Tiến sinh năm 1931 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  20. Đại tá Trần Văn Thân, tốt nghiệp khóa 2 Võ khoa Thủ Đức
  21. Đại tá Trần Văn Thăng sinh năm 1928 tại Bắc Ninh, tốt nghiệp khóa 3 Võ khoa Thủ Đức